Tham Quan Lăng Ông Nam Hải - Đền Hùng - Làng Chài - Đồi Cát Bình Thạnh

0

 

đền Hùng 300 tuổi
Đền Vua Hùng 300 tuổi

Lăng Ông Nam Hải - Bãi cát sa mạc - Đền Hùng Vương - Làng Chài

Mình chắc chắn khi xe vừa tới bến các bạn sẽ được mấy chú xe ôm giới thiệu về cụm di tích – thắng cảnh này. 

Đó là khu vực tập trung cả 4 địa danh, vừa đến nơi nhìn mắt về bên trái sẽ thấy cổng vào Đền Hùng tráng lệ hơn 300 tuổi còn in lại rõ nét hình ảnh kiến trúc thời ấy. 

Nhìn qua bên phải sẽ là hình ảnh làng chài mộc mạc với khoảng hơn trăm ghe nhỏ, thúng, xuồng chèo của ngư dân nơi đây.

Nghề cá ở đây không phát triển bằng nơi khác, chủ yếu là đánh bắt gần bờ, có 2 khoảng thời gian (sáng khoảng 2h đi và khoảng 7h thì vào bờ, chiều thì khoảng 16h đi tới 21h thì vào bờ), tuy chưa được nhà nước đầu tư phát triển nhưng đây là một trong hai nghề thế mạnh của người dân (sau du lịch). 

Một chuyến ra khơi có thể có vài tạ cá, có khi lên đến cả tấn (cá Trích, cá Bạc Má, cá Cơm, cá Hố…) nhưng bù lại có hôm không đủ chia phần cho bạn. Bởi vậy mới có 2 từ “biển giả” chứ có phải “biển thật” đâu.


Bao quanh chắn bão cho ghe xuồng của ngư dân là bãi gành làng rộng lớn mang lại nhiều nguồn hải sản phong phú như ốc (ốc Mặt Trăng, ốc Quắn, ốc Qụa, ốc Con Thoi..), ghẹ Mặt Trăng, cua Đá, cua Đỏ Mắt, Nha, Nhum (Cầu Gai)…đặc biệt là con Hào, Hào ở đây nhiều vô số kể, chúng bám trên những tảng đá, làm khi ta nhìn cứ tưởng tảng đá đó màu trắng.

bên trong đền
Bên trong Đền Hùng

Nằm giữa lòng sa mạc là Lăng Cá Ông hay dân địa phương gọi là Lăng Ông Nam Hải. Trong lăng có thờ một trong những bộ xương cá Ông lớn nhất Việt Nam. 

Theo tục lệ nơi đây, khi ngư dân đánh bắt mà gặp Ông thì coi như gặp may mắn hôm đó. Ông giúp dân lùa cá vào lưới, mỗi khi thuyền gặp nạn thì Ông sẽ nâng đỡ để dìu dắt vào bờ. Từ đó mỗi khi Ông gặp nạn trôi dạt vào bờ, dân sẽ giúp Ông ra lại biển khơi, nếu Ông mất, dân sẽ làm lễ thờ cúng không khác gì con người. 

Còn nhớ lúc còn bé tí, có lần Ông trôi dạt vào bờ mình đã tận mắt thấy Ông khóc và dân đã giúp Ông an nghỉ sau đó. Nên hằng năm thường có tổ chức hát bội nhằm tưởng nhớ công ơn của Ông đối với ngư dân.

Hiện trong lăng đang thờ bộ xương Cá Ông 60 tấn, bạn có thể ghé vào lăng để chiêm ngưỡng sự vĩ đại này.

đồi cát sa mạc
Bãi cát sa mạc

Và điểm đến quan trọng không kém đó chính là bãi cát sa mạc hay theo tiếng địa phương gọi là Dốc Động. 

Là quần thể vài dải cát vàng tiếp nối nhau tạo nên điểm đến lý tưởng cho ai có ý định ghé thăm khu du lịch Cổ Thạch. 

Chiều chiều, lúc còn bé tí chúng tôi thường lên đây ngắm cảnh, chụp hình và cùng chơi một vài trò chơi như trượt cát, kéo co, ung mọi, hay rượt bắt. Ngồi ngắm thuyền ghe chạy trên biển, thưởng thức mặt trời lặn lúc hoàng hôn. Lùi cho đã đến lúc mặt mày lấm lem, túi quần đầy cát rồi về mẹ la mắng, ba đánh đòn nhưng vẫn cảm thấy vui và vẫn lì, xong rồi thì tắm, ăn cơm. 

Vào những tối ngày rằm, hoặc 16, trăng sáng, ra đây hóng gió vui đùa, chém gió mọi thứ trên đời đến 9- 10h thì kéo nhau về.

Xem thêm các địa điểm du lịch khác:

Bãi đá 7 màu Cổ Thạch nhiều màu sắc – Bãi đá đẹp nhất Việt Nam

Khu du lịch chùa Cổ Thạch – Điểm đến trung tâm

Du lịch khám phá Vườn Nho – Một địa điểm lý thú

Cung đường ven biển Bàu Trắng – Một trong những đường ven biển đẹp nhất Việt Nam

Lạc lối ở Chợ đêm Cổ Thạch 

Những điều thú vị ở Làng Chài Bình Thạnh 

Bài viết nằm trong chuỗi bài giới thiệu về địa điểm du lịch Cổ Thạch của mình 


Hieu Nguyen


Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: